PHÒNG VẬT TƯ – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

 

  1. Giới thiệu khái quát: 

Trải qua hơn 110 năm hình thành và phát triển của casino online seag2011.com , Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế được thành lập muộn hơn so với các khoa, phòng khác trong Bệnh viện. Từ Tổ bảo trì trực thuộc phòng Hành chánh quản trị gồm có 5 nhân viên, trong đó ông Phạm Văn Năm làm Tổ trưởng với nhiệm vụ chính là sửa chữa các hỏng hóc nhỏ về điện, nước và một số trang thiết bị đơn giản như: lò cất nước, đồng hồ oxy, máy hút đàm …

Qua quá trình phát triển của Bệnh viện, các trang thiết bị dần dần được đầu tư mua sắm, nên nhu cầu đặt ra là Bệnh viện cần phải có Phòng Vật tư -Trang thiết bị y tế để bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị hiện có. Đứng trước yêu cầu thực tế đó, vào tháng 7 năm 1999 Ban Giám đốc Bệnh viện trình lãnh đạo Sở Y tế Bạc Liêu cho phép thành lập Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế, đến ngày 16 tháng 08 năm 1999 Sở Y tế Bạc Liêu ra quyết định thành lập và từ đó Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế casino online seag2011.com chính thức được ra đời, ban đầu với số lượng vỏn vẹn chỉ có 04 nhân viên do 01 dược sĩ đại học Trưởng khoa xét nghiệm kiêm nhiệm làm Trưởng phòng và 03 nhân viên trung cấp kỹ thuật. Với nhiệm vụ là bảo trì, sửa chữa các trang thiết bị đơn giản của Bệnh viện, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho các khoa.

- Lãnh đạo phòng: ThS. Phạm Thành Luân - Trưởng Phòng

Trưởng Phòng: ThS. Phạm Thành Luân

 

Tập thể Phòng Vật tư -Trang thiết bị y tế

 

2. Cơ cấu tổ chức:

Tổng số nhân lực: 12, bao gồm 01 thạc sĩ y sinh, 02 kỹ sư y sinh, 01 kỹ sư tin học, 02 cao đẳng thiết bị y tế, 03 công nhân kỷ thuật chuyên sữa chửa thiết bị y tế bậc 3/7, 02 công nhân kỹ thuật bậc 3/7, 01 điều dưỡng trung cấp.

3. Chức năng, nhiệm vụ:

Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế của Bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác vật tư thiết bị y tế trong Bệnh viện.

Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

  • Căn cứ kế hoạch chung của Bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong Bệnh viện trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.
  • Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.
  • Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời
  • Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.
  • Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của Giám đốc Bệnh viện.
  • Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.
  • Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.
  • Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong Bệnh viện trình Giám đốc.
  • Tổ chức học tập cho các thành viên trong Bệnh viện hoặc các bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

4. Các thế mạnh của phòng:

  • Hoạt động chuyên môn:
          • Vận hành các hệ thống Oxy y tế trong Bệnh viện.
          • Vận hành hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế của Bệnh viện.
          • Mua sắm vật tư y tế và thiết bị máy y tế đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho việc khám chữa bệnh của Bệnh viện.
          • Sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị y tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và duy trì khả năng hoạt động của thiết bị
            Nhân viên bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí trung tâm.
Vận hành hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế của Bệnh viện.

 

Bảo trì máy CT Scanner hãng GE

 

Calib máy thở Bellavista

 

5. Định hướng phát triển trong tương lai:

  • Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý Trang thiết bị và vật tư y tế của Bệnh viện.
  • Hoàn thiện đội ngũ CBNV về: trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng đội ngũ kế cận.
  • Hoàn thiện các quy trình trong công tác quản lý TTBYT. Nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu phục vụ bệnh nhân.
  • Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, thành lập nhóm NCKH chủ động sáng tạo trong nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, sửa chữa TBYT.
  • Phát huy thành tích tốt hơn nữa trong công tác quản lý, cung ứng vật tư, trang thiết bị y tế. Tích cực khảo sát, tìm kiếm các loại vật tư y tế, linh kiện sửa chữa máy phù hợp, tương thích, với giá thành phù hợp tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện.