KHOA SẢN
1. Giới thiệu khái quát:
- Quá trình hình thành phát triển: Khoa Sản ra đời cùng lúc với sự thành lập Bệnh viện Bạc Liêu cách nay trên 110 năm. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, từ lúc chỉ là phòng Hộ sinh đơn sơ của thời kỳ Pháp thuộc, với sự đóng góp công sức của bao thế hệ y, Bác sĩ, Nữ hộ sinh, khoa Sản ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Đặc biệt là từ sau tách tỉnh Bạc Liêu từ tỉnh Minh Hải năm 1997, casino online seag2011.com nói chung và khoa Sản nói riêng đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị từng bước hiện đại, đáp ứng là tuyến điều trị, chăm sóc sức khoẻ sinh sản trung tâm của tỉnh. Tập thể khoa đã thực hiện tốt phương châm: "Tận tâm với người bệnh - Tận tụy với nghề nghiệp"
- Lãnh đạo khoa:
+ Trưởng khoa : ThS BS. Nguyễn Văn Nguyên
+ ĐD Trưởng khoa: CNĐD. Huỳnh Thị Thu Thủy
2. Cơ cấu tổ chức:
- Tổng số nhân lực: 78 nhân viên. Trong đó: Bác sĩ: 16 (04 Ths: 01 CKII: 08 CKI) Nữ hộ sinh: 51 (08 CNNHS; 08 CĐNHS), ĐDTC: 02, Hộ lý: 09.
- Giường kế hoạch: 125, thực kê: 129.
3. Chức năng, nhiệm vụ:
Khoa Sản là một đơn vị trung tâm của tỉnh về khám và điều trị bệnh lý về Sản - Phụ khoa, có nhiệm vụ chủ yếu là: Đỡ sanh (sanh thường, sanh khó); sanh mổ; Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh; khám và điều trị bệnh lý phụ khoa. Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa, học sinh, sinh viên và các công tác phục vụ chương trình sức khoẻ sinh sản...
4. Thế mạnh của khoa:
- Về chuyên môn:
+ Điều trị chuyên khoa sâu các bệnh lý phụ khoa như: Phẫu thuật nội soi (cắt tử cung, điều trị khối u buồng trứng, thai ngoài tử cung, điều trị vô sinh...); Phẫu thuật đặt mãnh ghép điều trị sa tạng chậu, điều trị són tiểu...; Cắt tử cung ngã bụng, ngã âm đạo; Phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng, ung thư tử cung...; Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung...
+ Điều trị, quản lý tất cả các bệnh lý sản phụ khoa như: Khám và quản lý thai nghén, thai kỳ nguy cơ; Theo dõi và điều trị thai nghén nguy cơ như: đái tháo đường, bệnh tim và thai nghén, tiền sản giật, sản giật, thai bám vết mổ cũ, nhau cài răng lược...; Các phẫu thuật điều trị băng huyết sau sanh như: thắt động mạch tử cung, đường may B.Lynch, thắt động mạch hạ vị, cắt tử cung...; Theo dõi chuyển dạ, đỡ đẻ thường và khó, sanh mổ; Thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ, sau mổ lấy thai; Tầm soát dị tật trước sinh và các bệnh rối loạn chuyển hóa cho trẻ sơ sinh.
- Về trang thiết bị, cơ sở vật chất: Khoa được xây dựng, nâng cấp với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị tương đối đầy đủ và hiện đại như: Máy monitoring sản khoa, máy siêu âm 4D - màu, máy sốc tim, máy truyền dịch, máy bơm tiêm điện...
5. Định hướng phát triển:
- Tiếp tục quản lý và điều trị tốt các trường hợp thai kỳ nguy cơ cao. Xử lý các bệnh lý phức tạp trong thai kỳ như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, tiền sản giật - sản giật, đái tháo đường thai kỳ, các trường hợp sinh non và cực non... Hạn chế tối đa các tai biến sản khoa. Phát triển các kỹ thuật vô cảm trong sản khoa và đẻ không đau.
- Củng cố và phát triển sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh. Đẩy mạnh công tác khám và tư vấn tiền sản, siêu âm khảo sát hình thái học phát hiện sớm dị tật thai nhi và dự báo các bất thường trong thai kỳ và tiến hành các can thiệp tiền sản.
- Phát triển điều trị bệnh lý phụ khoa theo hướng ít xâm lấn: Mở rộng phẫu thuật nội soi; các kỹ thuật mổ ung thư phụ khoa qua nội soi; kỹ thuật nội soi buồng tử cung, các thăm dò chẩn đoán và can thiệp bệnh lý buồng tử cung…
- Duy trì và cập nhật các quy trình sàng lọc ung thư phụ khoa; Sàng lọc và xử trí các tổn thương tiền ung thư phụ khoa, đặc biệt là ung thư cổ tử cung; Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung, xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung, sinh thiết tổn thương nghi ngờ và các can thiệp ở giai đoạn sớm…